(Bài viết của Nguyễn Xuân Nam đăng trong tập NHÀ THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI NAM ĐỊNH)
Cụ BÙI HẠNH CẨN sinh ngày: 06/5/1921.
Quê quán: Thôn Vân. Xã Minh Tân, Huyện Vụ Bản, Nam Định.
Nơi ở hiện nay: Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội.
Trình độ: trên đại học.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957).
Cụ Bùi Hạnh Cẩn từng hoạt động nhiều năm trong nghề báo, sưu tấm văn hóa dân gian, dịch thơ và sáng tác văn học. Hiện đã nghỉ hưu.
TÁC PHẦM: Cụ có khoảng hơn 100 đầu sách được lưu giữ trong thư việnMột số tác phầm chính:
Năm đời Tổng Mỹ (truyện, 1973); Ký sự lên Kinh (sưu tầm, dịch thơ văn Hải Thượng Lãn Ông, 1972); Lê Quý Đôn(truyện ký, 1984); Bà Điểm họ Đoàn (nghiên cứu, 1987);Chinh phụ ngâm (dịch); Tục ngữ cách ngôn thế giới (1990);5000 thành ngữ Hán Việt (tra cứu, 1993); Chợ Viềng - hội Phủ (sưu tầm, khảo cứu, 1993); Tự vựng chữ số và số lượng(1994); Hồ Xuân Hương (suu tầm, dịch, 1995); Nguyễn Bính và tôi (hồi ký, 1996);Các ông Nghè ông Cống triều Nguyễn(sách tra cứu, viết chung, 1995); Tổng tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du (dịch, 1996); Tổng tập thơ phú Nôm của Nguyễn Hữu Lượng (dịch, 1996)... Ngoài ra cụ còn một số tác phẩm dịch và biên soạn chung.
Năm đời Tổng Mỹ (truyện, 1973); Ký sự lên Kinh (sưu tầm, dịch thơ văn Hải Thượng Lãn Ông, 1972); Lê Quý Đôn(truyện ký, 1984); Bà Điểm họ Đoàn (nghiên cứu, 1987);Chinh phụ ngâm (dịch); Tục ngữ cách ngôn thế giới (1990);5000 thành ngữ Hán Việt (tra cứu, 1993); Chợ Viềng - hội Phủ (sưu tầm, khảo cứu, 1993); Tự vựng chữ số và số lượng(1994); Hồ Xuân Hương (suu tầm, dịch, 1995); Nguyễn Bính và tôi (hồi ký, 1996);Các ông Nghè ông Cống triều Nguyễn(sách tra cứu, viết chung, 1995); Tổng tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du (dịch, 1996); Tổng tập thơ phú Nôm của Nguyễn Hữu Lượng (dịch, 1996)... Ngoài ra cụ còn một số tác phẩm dịch và biên soạn chung.
Một tác phẩm tranh chữ của Bùi Hạnh Cẩn
*
Không hiểu vì sao tôi cứ hình dung một
người công tác văn nghệ ở Hà Nội phải là một người hào hoa, ăn mặc chải chuốt,
nói năng duyên dáng. Khi gặp cụ Bùi Hạnh Cẩn, ấn tượng cụ để lại khác hẳn. Gọn
gàng trong bộ quân phục, nói năng bình dị chân chất, cụ có phong cách của một
cán bộ quen làm công tác quần chúng. Phong cách đó cũng là phong cách thơ văn.
Hỏi chuyện cụ về quê hương, về buổi đầu làm thơ, cụ nhắc nhiều đến Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền
Trân. .. Thích thú, cụ ngâm
cả đoạn dài thơ Nguyễn Bính - nhà thơ cùng quê mà cụ yêu mến - viết về quê cụ:
Thôn Vân có biếc có hồng
Hồng trong nắng sớm, biếc trong vườn
chiều.
Đê cao có đất thá diều
Trời cao lắm lắm có nhiều mây bay
Nghe cụ kể chuyện, đọc thơ tôi nhớ lại cả một lớp thanh niên trí thức yêu quê hương, yêu văn nghệ trước Cách mạng tháng tám. Cách mạng bùng nổ, họ hăng hái tham gia và hăm hở miệt mài làm những công tác được giao. Cụ Bùi Hạnh Cẩn là một trong lớp người ấy. Từ năm 1945, cụ lần lượt làm Bình dân học-vụ, làm báo Nam Định kháng chiến, báo Công dân, báo Cứu quốc (Liên khu 3) rồi chuyển về Hà Nội làm báoNhân dân, báo Thủ đô Hà Nội (tức báo Hà Nội mới bây giờ).
Trong cuộc đời làm báo những năm chống Mỹ
cứu nước, với bút danh Lê Xung Kích, cụ Bùi Hạnh Cẩn đã viết hàng loạt tiểu
phẩm châm biếm đả kích Mỹ - ngụy trên các báo Văn nghệ, Thống nhất, Tiền phong, Lao động,
Quân đội… Đó là các bài viết cho các mục ra đều
kỳ: Vạch mặt chúng nó, Trắng đen, Ong bò vẽ,
Trên đe dưới búa, Qua các dòng tin.
Từ những tư liệu xác thực do báo đài ta cung cấp, hoặc từ những tư liệu thu lượm được qua các báo chí địch, Lê Xung Kích dựng nên những tiểu phẩm, đi sâu phanh phui, phân tích tất cả cái xấu xa đểu cáng, bỉ ổi của kẻ địch. Và chứng minh bọn phi nghĩa ấy nhất định sẽ không có một kết cục nào tốt đẹp cả. Hãy lướt qua tên một số bài: Mẹo bài Tây, Vụ Huê Kỳ, Từ món da lừa đến món vòi voi, Xuất tưóng... cưóp, Phù thủy Ních đền gì, Cái đuôi chó, Văn minh chuồng cọp... Hàng mấy trăm bài như vậy cứ xuất hiện đều đặn trên các báo hàng ngày, báo hàng tuần. Để kịp thời nắm chặt thắt lưng địch mà đánh, để tránh bớt trùng lặp và tăng sức hấp dẫn, chắc chắn người viết phải đầu tư công sức không nhỏ, tuy mỗi bài chỉ dài từ nghìn rưởi đến hai nghìn chữ.
Tiêu biểu cho loại văn đả kích đó có lẽ là cuốn Năm đời Tổng thống, tác phầm được in lại lần thứ hai sau ba năm ra đời. Cũng có lúc Lê Xung Kích thay đối hình thức đánh địch, cụ viết thành những hoạt kịch như các vở Đại náo Bạch gia trang (ký là Thạch Như), Vị anh hùng chiến thắng của Mác Inh-tai, Bản danh sách tử vong... Các bài ấy có khi vừa in báo, vừa phát thanh trên đài Tiếng nói Việt Nam, đài Hà Nội và đài Giải phóng.
Và cụ không quên làm nhiều thơ đả kích. Còn nhớ lúc bọn Mỹ - ngụy liều lĩnh mở cuộc hành quên Lam Sơn 719, dẫn đến kết cục đại bại, Lê Xung Kích đã viết bài Mỹ ngụy bi… Ai-lao:
Từ những tư liệu xác thực do báo đài ta cung cấp, hoặc từ những tư liệu thu lượm được qua các báo chí địch, Lê Xung Kích dựng nên những tiểu phẩm, đi sâu phanh phui, phân tích tất cả cái xấu xa đểu cáng, bỉ ổi của kẻ địch. Và chứng minh bọn phi nghĩa ấy nhất định sẽ không có một kết cục nào tốt đẹp cả. Hãy lướt qua tên một số bài: Mẹo bài Tây, Vụ Huê Kỳ, Từ món da lừa đến món vòi voi, Xuất tưóng... cưóp, Phù thủy Ních đền gì, Cái đuôi chó, Văn minh chuồng cọp... Hàng mấy trăm bài như vậy cứ xuất hiện đều đặn trên các báo hàng ngày, báo hàng tuần. Để kịp thời nắm chặt thắt lưng địch mà đánh, để tránh bớt trùng lặp và tăng sức hấp dẫn, chắc chắn người viết phải đầu tư công sức không nhỏ, tuy mỗi bài chỉ dài từ nghìn rưởi đến hai nghìn chữ.
Tiêu biểu cho loại văn đả kích đó có lẽ là cuốn Năm đời Tổng thống, tác phầm được in lại lần thứ hai sau ba năm ra đời. Cũng có lúc Lê Xung Kích thay đối hình thức đánh địch, cụ viết thành những hoạt kịch như các vở Đại náo Bạch gia trang (ký là Thạch Như), Vị anh hùng chiến thắng của Mác Inh-tai, Bản danh sách tử vong... Các bài ấy có khi vừa in báo, vừa phát thanh trên đài Tiếng nói Việt Nam, đài Hà Nội và đài Giải phóng.
Và cụ không quên làm nhiều thơ đả kích. Còn nhớ lúc bọn Mỹ - ngụy liều lĩnh mở cuộc hành quên Lam Sơn 719, dẫn đến kết cục đại bại, Lê Xung Kích đã viết bài Mỹ ngụy bi… Ai-lao:
Đứng giữa Trường Sơn nổi lửa hò
Rằng ta thắng lớn địch thua to
Đi đời thằng Ngụy, đi đời Mẽo
Mại vận tàu thăng, mại vận bò
Cháy trụi
hai năm, tay đấm thép
Dày thêm một tấc mặt đeo mo
Bảo cho tổng Ních bên kia biển.
Ngoan cố lì trây ắt "ngáy cò...
".
Bài xướng này đã được các bạn thơ Thôì Sơn và Trung Ngôn
họa lại khá rôm rả. Tập Đòn bút một loại thơ trào phúng đánh Mỹ của NXB
Tác phẩm mới in năm 1981 đã tuyển cả ba bài xướng và họa này.
Trong hoàn cánh phải "có ngay" để kịp thời vạch mặt, chỉ tên kẻ địch, các loại tiểu phẩm, hoạt kịch, thơ đả kích đó không phải bài nào cũng đạt đến trình độ cao về nghệ thuật. Nhưng qua một số bài đặc sắc có thể rút ra những kinh nghiệm quý. Vả lại tạo nên khí thế, dư luận một thời kỳ là công sức của nhiều ngành, nhiều người. Trong đó tất nhiên có đông đảo những nhà báo, những người chuyên viết tiểu phẩm.
Là một cán bộ văn nghệ của Hà Nội, cụ Bùi Hạnh Cẩn cần có ý thức góp phần giúp người đọc hiểu rõ hơn mảnh đất nghìn năm văn vật. Cụ đã nghiên cứu sử, dịch văn nhằm mục đích đó. Cụ đã dịch Ký sự lên kinh của Hải Thượng Lãn Ông (dịch trọn vẹn, còn phụ lục thêm một bài tựa và mấy chục bài thơ nữa). Cụ cũng dịch Thượng kinh phong vật chí, tập ghi chép về phong cảnh, nhân vật, sản vật đất kinh kỳ của Lê Quý Đôn. Và trọng dịp kỳ niệm 30 năm giải phóng Thủ đô, cụ đã viết chương "Hà Nội buổi đầu chống Pháp xâm lược tới Cách mạng tháng Tám 1945" trong cuốn Hà Nội, Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chú nghĩa Việt Nam. Cái tình thầm lặng của cụ đối với Hà Nội đã thể hiện qua những trang dịch, trang viết thận trọng nghiêm túc đó. Cụ cũng dịch những tác giả mà cuộc đời gắn liền với Thủ đô ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và nhất là Cao Bá Quát.
Khi dịch thơ văn người xưa, cụ đem hết lòng mình để hiểu từng chữ từng câu, và cố gắng truyền lại trung thành nhãt cả cách diễn đạt của họ. Đó không chỉ là sự ham thích về trí tuệ của những người có chữ, mà xuất phát từ ý muốn hiểu rõ tường tận và nghiêm túc tâm tình và nhân cách những danh nhân cụ hằng ngưỡng mộ. Qua bản dịch bài Thăng Long của Nguyên Du người đọc có thể thấy cụ thể sự cố gắng của Bùi Hạnh Cẩn theo hướng đó.
Bản chữ Hán:
Trong hoàn cánh phải "có ngay" để kịp thời vạch mặt, chỉ tên kẻ địch, các loại tiểu phẩm, hoạt kịch, thơ đả kích đó không phải bài nào cũng đạt đến trình độ cao về nghệ thuật. Nhưng qua một số bài đặc sắc có thể rút ra những kinh nghiệm quý. Vả lại tạo nên khí thế, dư luận một thời kỳ là công sức của nhiều ngành, nhiều người. Trong đó tất nhiên có đông đảo những nhà báo, những người chuyên viết tiểu phẩm.
Là một cán bộ văn nghệ của Hà Nội, cụ Bùi Hạnh Cẩn cần có ý thức góp phần giúp người đọc hiểu rõ hơn mảnh đất nghìn năm văn vật. Cụ đã nghiên cứu sử, dịch văn nhằm mục đích đó. Cụ đã dịch Ký sự lên kinh của Hải Thượng Lãn Ông (dịch trọn vẹn, còn phụ lục thêm một bài tựa và mấy chục bài thơ nữa). Cụ cũng dịch Thượng kinh phong vật chí, tập ghi chép về phong cảnh, nhân vật, sản vật đất kinh kỳ của Lê Quý Đôn. Và trọng dịp kỳ niệm 30 năm giải phóng Thủ đô, cụ đã viết chương "Hà Nội buổi đầu chống Pháp xâm lược tới Cách mạng tháng Tám 1945" trong cuốn Hà Nội, Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chú nghĩa Việt Nam. Cái tình thầm lặng của cụ đối với Hà Nội đã thể hiện qua những trang dịch, trang viết thận trọng nghiêm túc đó. Cụ cũng dịch những tác giả mà cuộc đời gắn liền với Thủ đô ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và nhất là Cao Bá Quát.
Khi dịch thơ văn người xưa, cụ đem hết lòng mình để hiểu từng chữ từng câu, và cố gắng truyền lại trung thành nhãt cả cách diễn đạt của họ. Đó không chỉ là sự ham thích về trí tuệ của những người có chữ, mà xuất phát từ ý muốn hiểu rõ tường tận và nghiêm túc tâm tình và nhân cách những danh nhân cụ hằng ngưỡng mộ. Qua bản dịch bài Thăng Long của Nguyên Du người đọc có thể thấy cụ thể sự cố gắng của Bùi Hạnh Cẩn theo hướng đó.
Bản chữ Hán:
Tán lĩnh Lô Giang tuế tuế đồng
Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long
Thiên niên cự thất thành quan đaọ
Nhất phiến tân thành một cổ cung
Tương thức mỹ nhân khan bão tử
Đông du hiệp thiếu tẫn thành ông
Quan tâm nhất dạ khổ vô thụy
Đoản địch thanh thanh minh nguyệt trung.
Bản dịch:
Lô Tản xưa rày vẫn núi sông
Bạc đầu còn được thấy Thăng Long
Nghìn năm dinh lớn san đường cái
Một mảng thành nay xóa cố cung
Người đẹp từng quen giờ ẵm cháu
Bạn chơi ngày nhỏ thảy lên ông
Một đêm vương vẫn khổ không ngủ.
Tiếng sáo vi vu ánh nguyệt lồng.
Thời đại và hoàn cảnh của Nguyễn Du khác chúng ta. Nhưng tâm trạng của một người sau những biến thiên lớn của đất nước gặp lại cảnh cũ người xưa, không phải không có điểm nào gần gũi. Bản dịch lột tả được tâm trạng đó. Xin nói thêm là cụ Bùi Hạnh Cẩn đã dịch xong Tập thơ Côn Đảo gần 60 bài của cụ Lã Xuân Oai, một sĩ phu yêu nước chống Pháp, quê ở xã Thượng Đồng, huyện Ý Yên, Nam Định. Cụ Oai đã bị giặc Pháp đày ra Côn Đảo năm 1890 và hy sinh ở đó năm 1891.
Khi làm các công việc khác, cụ Bùi Hạnh Cẩn không quên mối tình từ lâu của mình với thơ ca. Năm 1957 Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của quả đất. Sự kiện lớn trong lịch sử phát minh khoa học kỹ thuật của loài người ấy, được cụ ngợi ca bằng những dòng rất mơ mộng:
Liêu trai nào phải chuyện thần tiên
Nào phải chi đêm lé một nghìn
Nào phải Tú Uyên chàng trẻ cũ
Bên cầu Thê Húc Bích câu duyên
…. Đất trẻ đồng trinh phong giá tuyết
Canh gà vụt động giấc Hằng Nga
Nghe đây nắng lộng cờ Xô-viết
Thêm một tinh cầu mới nớ hoa
Quả là cụ đã nhìn sự kiện hiện đại nhất của khoa học với con mắt
khá xưa. Cái nhìn nhiều màu sắc dân gian đó có lẽ có phần thích hợp khi cụ nói
đến những điều thân thuộc của làng quê:
Nghe xa xôi quá con đò
Cánh ồng chiêm trũng khoai ngô mọc
rồi
Sân đình giờ rộng sân phơi
Chiều dông nổi nếp vụ mười lên hương.
Sân đình giờ rộng sân phơi
Chiều dông nổi nếp vụ mười lên hương.
Đó là bài chuyện làng nói về cuộc sống đã đổi mới:
Đưa nhau đầu dốc nắng trưa
Thôi đê Ất Hợi cây bờ Chân Ninh
Ầm ran tay ấy tay mình
Non Ngăm đỉnh Suối chung tình quê ơi
Hương quê bước bước dậy mùi
Khoai chiêm ai dặm, nếp mười ai thơm .
Trong khung cảnh náo nhiệt của thành phố đông đúc, đọc thơ Bùi Hạnh Cần ta như trở về làng xóm bình lặng, những kỳ niệm thân thiết vẫn từ lâu nằm lắng trong tâm hồn. Nhất là đối với những ai cùng quê, mỗi tên đất riêng họ có thể hình dung ra một cách rõ ràng cảnh sắc. Tôi tin các bạn Hà Nam Ninh sẽ thích thú bài Gặp người cùng tỉnh trích trọn dưới đây:
Thông lộng hồ xanh lộng gió xanh
Gác cao phòng mới phía Nam thành
Gặp nhau lính cũ ba toàn thắng
Vẫn kẻ ven đê, kẻ chợ Đình
Thôi đê Ất Hợi cây bờ Chân Ninh
Ầm ran tay ấy tay mình
Non Ngăm đỉnh Suối chung tình quê ơi
Hương quê bước bước dậy mùi
Khoai chiêm ai dặm, nếp mười ai thơm .
Trong khung cảnh náo nhiệt của thành phố đông đúc, đọc thơ Bùi Hạnh Cần ta như trở về làng xóm bình lặng, những kỳ niệm thân thiết vẫn từ lâu nằm lắng trong tâm hồn. Nhất là đối với những ai cùng quê, mỗi tên đất riêng họ có thể hình dung ra một cách rõ ràng cảnh sắc. Tôi tin các bạn Hà Nam Ninh sẽ thích thú bài Gặp người cùng tỉnh trích trọn dưới đây:
Thông lộng hồ xanh lộng gió xanh
Gác cao phòng mới phía Nam thành
Gặp nhau lính cũ ba toàn thắng
Vẫn kẻ ven đê, kẻ chợ Đình
Cùng tuổi càng thêm nghĩa cổ nhân
Chiều về ru cháu hát thôn Vân
À ơi cái xóm vùng cua ốc
Vườn cải thơ nao sớm động vần.
Chiều về ru cháu hát thôn Vân
À ơi cái xóm vùng cua ốc
Vườn cải thơ nao sớm động vần.
Nhắc chuyện đò xưa, chuyện bến Ngăm
Chuyện Ngưòi chị họ đất dâu tằm
Giờ đi con trẻ bay trời biển
Khác mẹ lên đường mấy chục năm.
Cánh gái làng ta ở những đâu
Chuyện Ngưòi chị họ đất dâu tằm
Giờ đi con trẻ bay trời biển
Khác mẹ lên đường mấy chục năm.
Cánh gái làng ta ở những đâu
Cô Mây, cô Lụa mắt bồ câu
Ai chưa, ai đã đầu pha tóc
Cấy khóm chiêm nay ấm miếng trầu.
Vô tuyến ngồi xem buổi phát đêm
Ai chưa, ai đã đầu pha tóc
Cấy khóm chiêm nay ấm miếng trầu.
Vô tuyến ngồi xem buổi phát đêm
Tình cờ ngắm cánh lúa Trường Yên
Ngày mai về lại Hoa Lư nhé
Nhắn giúp quê lau, ý vẹn tuyền.
Ngày mai về lại Hoa Lư nhé
Nhắn giúp quê lau, ý vẹn tuyền.
Đó là bài thơ làm khi gặp bạn đồng
hương, ngồi nói chuyện cùng nhớ về quê cũ và bạn bè thuở nhỏ. Ý tứ không phải
là độc đáo mới mẻ, nhưng tình cảm đằm thắm chân thật, có sức cảm ngấm lòng
người. Nói cho đúng không phải bài nào Bùi Hạnh Cấn cũng viết với phong cách
gần gũi với ca dao dân ca. Bài Nguợc sông Đà lời rắn rỏi nhiều vần trắc như
trong thơ cổ phong:
Một sớm tháng chạp ngược sông Đà
Một sớm tháng chạp ngược sông Đà
Mở đường kéo hàng lên Ta Khoa
Ngày trước ca nô đi chiếc một
Bây giờ đoàn thuyền đi những ba
Dốc ngầm lởm chớm răng cá sấu
Ổ gà, Vó Tôm thác như gấu
Nuớc xoáy trôn ốc, tàu chao nghiêng
Nhiều phút ngỡ đi mà hóa đậu...
Bài thơ theo bút pháp tả thực, có giọng lạ, cho người đọc thấy những khoảng đất trời hùng vĩ khác lạ của đất nước. Đó là mừng nét thơ khác của cụ Bùi Hạnh Cẩn.
Có những người cho rằng mình sinh ra là để đóng góp cho văn học nước nhà những trang tuyệt tác. Cụ Bùi Hạnh Cẩn không có hoàn bão như thế. Thiết thực và khiêm tốn, cụ chăm chỉ dạy bình dân học vụ, viết báo, viết tiểu phẩm châm biếm, viết sử theo nhu cầu công tác. Tranh thủ thời gian cụ cẩn trọng dịch thơ văn cổ. Cụ đã dịch lại toàn bộ thơ chữ Hán của Nguyễn Du, của Cao Bá Quát, Ngô Thì Nhậm. .. Vừa dịch, vừa tìm hiểu tư tưởng nhân cách người xưa. Làm thơ là điều cụ ham thích riêng tuy vẫn biết nghệ thuật này không phải lúc nào cũng chiêu đãI mình. Điều cụ mong muốn hơn cả là làm sao có thể góp phần nhỏ bé của mình vào công việc chung. Tôi nghĩ rằng cụ có thể yên tâm trong ý nghĩ đó.
Ngày trước ca nô đi chiếc một
Bây giờ đoàn thuyền đi những ba
Dốc ngầm lởm chớm răng cá sấu
Ổ gà, Vó Tôm thác như gấu
Nuớc xoáy trôn ốc, tàu chao nghiêng
Nhiều phút ngỡ đi mà hóa đậu...
Bài thơ theo bút pháp tả thực, có giọng lạ, cho người đọc thấy những khoảng đất trời hùng vĩ khác lạ của đất nước. Đó là mừng nét thơ khác của cụ Bùi Hạnh Cẩn.
Có những người cho rằng mình sinh ra là để đóng góp cho văn học nước nhà những trang tuyệt tác. Cụ Bùi Hạnh Cẩn không có hoàn bão như thế. Thiết thực và khiêm tốn, cụ chăm chỉ dạy bình dân học vụ, viết báo, viết tiểu phẩm châm biếm, viết sử theo nhu cầu công tác. Tranh thủ thời gian cụ cẩn trọng dịch thơ văn cổ. Cụ đã dịch lại toàn bộ thơ chữ Hán của Nguyễn Du, của Cao Bá Quát, Ngô Thì Nhậm. .. Vừa dịch, vừa tìm hiểu tư tưởng nhân cách người xưa. Làm thơ là điều cụ ham thích riêng tuy vẫn biết nghệ thuật này không phải lúc nào cũng chiêu đãI mình. Điều cụ mong muốn hơn cả là làm sao có thể góp phần nhỏ bé của mình vào công việc chung. Tôi nghĩ rằng cụ có thể yên tâm trong ý nghĩ đó.
Nguyễn Xuân Nam
(1) Máy bay trực thăng và tàu bò.
(2) Ất Hợí, Chân Ninh, Ngăm. Suối là tên đê, sông và hai ngọn núi ớ quê tác giả.
(3): Vườn cải hoa vàng Tên bài thơ của Nguyẽn Bính.
(4) Người chị họ: Tẽn một bài thơ của Bùi Hạnh Cẩn
NGƯỜI CHỊ HỌ
Tôi có người chị họ
Nhà ở bến sông Xưa
Chị mồ côi mẹ khi còn nhỏ
Sống cạnh người cha quá hững hờ
Cái cảnh con chồng dì ghẻ ấy
Mấy đời bánh đúc có xương chưa?
Cho nên thường lúc tôi qua đấy
Bên mảnh guồng tơ dáng thẫn thờ
Chị bảo: Đời mình Thanh có thấy
Mai ngày rồi cũng rối như tơ!
Có ngày gió gió mưa mưa
Đôi bàn tay nhỏ thoi đưa nhịp nhàng
Chị tôi ngồi dệt tơ vàng
Tiếng ru hàng xóm vọng sang bên nhà:
"Thân em như hạt mưa sa
"Hạt vào vườn cải hạt ra ruộng đào
"Thân em như tấm lụa đào
"Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?"
Nhà ở bến sông Xưa
Chị mồ côi mẹ khi còn nhỏ
Sống cạnh người cha quá hững hờ
Cái cảnh con chồng dì ghẻ ấy
Mấy đời bánh đúc có xương chưa?
Cho nên thường lúc tôi qua đấy
Bên mảnh guồng tơ dáng thẫn thờ
Chị bảo: Đời mình Thanh có thấy
Mai ngày rồi cũng rối như tơ!
Có ngày gió gió mưa mưa
Đôi bàn tay nhỏ thoi đưa nhịp nhàng
Chị tôi ngồi dệt tơ vàng
Tiếng ru hàng xóm vọng sang bên nhà:
"Thân em như hạt mưa sa
"Hạt vào vườn cải hạt ra ruộng đào
"Thân em như tấm lụa đào
"Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?"
Từ đó thế rồi thôi
Tôi dời ra mé biển
Một chiều nơi xa xôi
Nghe người ta kể chuyện
Hồi cuối năm mới rồi
Giặc tràn Xưa hai chuyển.
Một chiều nơi xa xôi
Nghe người ta kể chuyện
Hồi cuối năm mới rồi
Giặc tràn Xưa hai chuyển.
Lần trước tôi về quê
Sang làng Xưa thăm bác
Nắng úa mươi bờ tre
Gió chiều lên xào xạc
Lá xém mấy hàng cau
Mánh vườn dâu ngơ ngác
Khung cửi nhện giăng mau
Guồng tơ nằm lệch lạc
Tôi hỏi: Chị con đâu?
Bác rằng: Đi công tác.
Người con gái trẻ mơ buồn ấy
Hẳn đã căm hờn một sớm đông
Ngùn ngụt bốn trời trông lửa cháy
Làng thiêu nhà đốt hận sôi lòng
Đàn con hàng xóm hờ cha mẹ
Anh chị gào em, vợ khóc chồng
Đêm đêm nghe tiếng hờ rên rỉ
Phận gái như mình có vẹn không?
Nắng úa mươi bờ tre
Gió chiều lên xào xạc
Lá xém mấy hàng cau
Mánh vườn dâu ngơ ngác
Khung cửi nhện giăng mau
Guồng tơ nằm lệch lạc
Tôi hỏi: Chị con đâu?
Bác rằng: Đi công tác.
Người con gái trẻ mơ buồn ấy
Hẳn đã căm hờn một sớm đông
Ngùn ngụt bốn trời trông lửa cháy
Làng thiêu nhà đốt hận sôi lòng
Đàn con hàng xóm hờ cha mẹ
Anh chị gào em, vợ khóc chồng
Đêm đêm nghe tiếng hờ rên rỉ
Phận gái như mình có vẹn không?
Tôi còn nên viết gì chăng nhỉ
Chị đã lên đường với núi sông.
Chị đã lên đường với núi sông.
1947
HẸN
Hẹn hò nửa phút đơn sai
Tiêu hao hết chẵn mười hai tháng thề
Thử lầm lạc bước cung mê
Người không tới nữa tôi về gặp tôi.
Tiêu hao hết chẵn mười hai tháng thề
Thử lầm lạc bước cung mê
Người không tới nữa tôi về gặp tôi.
MÂY
Ơi người sao nhi như mây
Ném ngang mái tóc mà bay tơi bời
Thảo nào khi hạt mưa rơi
Làm cô gái đẹp cung trời lệ sa
Những gì lắng giữa lòng hoa
Là hương duyên đó hay là mây mưa
Vườn trần may quá đong đưa
Gió vèo một trận tôi chưa quen Người.
Ném ngang mái tóc mà bay tơi bời
Thảo nào khi hạt mưa rơi
Làm cô gái đẹp cung trời lệ sa
Những gì lắng giữa lòng hoa
Là hương duyên đó hay là mây mưa
Vườn trần may quá đong đưa
Gió vèo một trận tôi chưa quen Người.
NHỚ
Gửi chùm hoa gấm làm duyên
Nhờ con bươm bướm sang bên xứ người
Nào ngờ bướm mải dong chơi
Xứ người pháo cưới nổ mười hôm xưa
Nhờ con bươm bướm sang bên xứ người
Nào ngờ bướm mải dong chơi
Xứ người pháo cưới nổ mười hôm xưa
PHƯƠNG NAM HÀNH (1)
Lần đầu lênh đênh qua biển rộng
Đón nhau Vĩnh Long dừa mông mênh
Lần hai dặm ngàn đường xuyên Việt
Đón nhau đang đông chợ Bến Thành
Lần nay trời mây lại dong ruổi
Đón nhau Bến Nghé ánh mắt xanh
Cho dù mái đầu càng bạc trắng
Càng cao giọng hát Phương Nam hành.
Nhớ quá nửa đời rồi thế đấy
Mà sao mà sao qua rất nhanh
Ngày ấy tôi một gã làm ảnh
Bốn phương mờ mịt chưa hiện hình
Vào đây mấy tháng trời lưu lạc
Vẫn nhiều bà con cưu mang mình
Nhớ cô hàng phở bên Khánh Hội
Nhớ anh thợ giầy Sa - bua – ranh
Nhớ chàng viết báo đường Phú Nhuận
Nhớ người lái xe rừng Lộc Ninh...
Họ tên quê quán nhớ không đủ
Ai khuất, ai còn, ai khổ vinh
Ơn ai biết lấy chi đền trọn
Chê cũng đành thôi trách cũng đành.
Ngày ấy trên đường tôi về Bắc
Nguyễn Bính, Huyền Trân vô xứ Thanh
Trát phấn, đeo râu... Bính đóng kịch
Cầm loa, ngó vở... Trân thuyết minh
Mấy Bóng giai nhân(2) chả khuất bóng
Thảm bay (3) nổi gió không nổi danh
Huyền Trân giờ theo Trần công chúa
Vào sâu Ngàn lẻ một đêm trinh
Nguyễn Bính con nhà nho cũ ấy
Tìm cô hái mơ Hinh - Bồng - Doanh
Chuyện cũ gọi là nhắc đôi chút
Trang đời trước mặt còn thênh thênh
Một câu đùa vui xin chép nốt
Viết lách, vẽ vời, ma - két – tinh
Sử thi, giao thừa... trời hửng sáng
Thì tăm tối mấy chả sang canh...
Miền Bắc đào đó thơm má gái
Miền Nam mai vàng vẫy trai lành
Ta lại nhìn ta Nam Bắc hội
Hôm nay thành phố Hồ Chí Minh
Gửi nhau mượn tạm lời thơ cũ:
Nhất áp xuân giao vạn lý tình(4).
(Khách
san Bến Nghé đêm 22 tháng Chạp Canh Ngọ)
----------------------------------------
(1):Bài đã đăng trên báo Tuổi trẻ (Sài Gòn, 1991).
(2): Bóng giai nhân: Tên vở kịch thơ viết chung của Nguyễn Bính.
(3): Thảm bay: tên một bộ phim màu, dựa theo chuyện kể trong Nghìn lẻ một đêm.
(4): Nhất áp xuân giao vạn lý tình: tạm dịch là một chén men xuân vạn dặm tình.
( Rút từ: Những nhà thơ Hiện đại NAM ĐỊNH)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét